Rất nhiều doanh nghiệp có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ đầu in, điều này giúp máy in mã vạch kéo dài tuổi thọ đáng kể. Thực ra cũng như mực và nhãn dán, đầu in có thể được thay mới vô cùng dễ dàng. Vấn đề là nó có thể khiến doanh nghiệp tiêu tốn một khoản lên đến gần 40% giá trị máy in, từ $300 cho đến $1000 cho đầu in mới.
Rất nhiều đầu in khi thử nghiệm đạt tới con số 10 triệu nhãn dán nhưng đến khi doanh nghiệp sử dụng thường chỉ tới mức 1 triệu nhãn. Vòng đời của đầu in không tự nhiên thu ngắn lại mà chủ yếu là do cách sử dụng của chúng ta.
Công ty Vinh An Cư là đơn vị phân phối của nhiều hãng mã vạch hàng đầu như POSTEK, TSC, ZEBRA, TOSHIBA TEC, BIXOLON, PRINTRONIX… Xin gửi đến doanh nghiệp 3 phương pháp chuẩn để bảo vệ đầu in:
Tóm tắt nội dung
Lau chùi đầu in thường xuyên
Rất nhiều doanh nghiệp lau chùi đầu in ngay trước và sau khi đổi mực in. Đó là một qui trình khá hợp lí để bảo vệ tuổi thọ đầu in, nhưng lau thế nào và sử dụng thứ gì để lau không phải khách hàng nào cũng biết.
CHỈ sử dụng isopropyl alcohol (cồn) để làm sạch đầu in. Một số nhà cung cấp đầu in sẽ đính kèm bộ khăn lau theo sản phẩm. Nếu không có bạn có thể sử dụng loại khăn tương tự như khăn lau mắt kính hoặc bông gòn (lưu ý chỉ thấm ít cồn hoặc phải vắt thật khô). Khi lau tuyệt đối chỉ đi một đường ngang duy nhất từ phải sang trái.
Sử dụng đúng loại mực in
Mực in phải có bề rộng tối thiểu bằng hoặc hơn bề rộng của nhãn in. Mực in mà bề rộng quá nhỏ có thể gây xước đầu in. Mực in đóng vai trò phần chắn giữa đầu in và giấy in, giúp ngăn ngừa ma sát và tích nhiệt. Nếu sử dụng loại mực rẻ tiền, đầu in có thể phải dùng nhiệt và tạo áp lực nhiều hơn để in mã vạch. Hậu quả về lâu dài sẽ khiến đầu in bị mài mòn, dẫn đến mã vạch bớt độ tương phản, máy quét không thể đọc được.
Cài đặt đúng chế độ cho máy in
- Đảm bảo cấu hình nhiệt độ in (temperature setting) chính xác với nhãn và mực in mà bạn đang sử dụng.
- In ở mức tốc độ (print speed) thấp hơn sẽ cho kết quả in tốt hơn và giảm mòn cơ học
- Hạ mức tương phản (contrast setting) có thể giúp đầu in hạ mức tỏ nhiệt khi in
- Hạ mức áp lực in (printhead pressure) giúp đầu in tránh được ma sát
Lưu ý khác
Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan khiến đầu in gặp sự cố như: keo và những hạt bụi li ti trong decal, che lấp một điểm nào đó trên đầu in. Mực in cũng tự sinh ra chất cặn dư trong quá trình in và bám vào đầu in. Sự xả tĩnh điện tạo ra khi máy in tiếp xúc với nhãn có thể dẫn đến hư đầu in. Ngoài ra các loại nhãn có bề mặt chống trầy xước cũng đòi hỏi nhiệt độ cao hơn và áp lực nhiều hơn để in.
Trước khi thay thế, doanh nghiệp phải chắc chắn rằng đã vệ sinh kĩ càng đầu in. Một thành phần không thể bỏ qua là con lăn (platen roller). Đây là phần ảnh hưởng nhiều đến việc kéo giấy, nếu con lăn bị dơ sẽ khiến cho việc kéo nhãn bị trượt và làm xước đầu in.
TUYỆT ĐỐI không được dùng vật cứng làm xước đầu in hoặc con lăn. Nếu phần mềm của con lăn bị nứt, chất lượng hình in sẽ hỏng vĩnh viễn. Điều tương tự cũng xảy ra nếu bề mặt thuỷ tinh bị nứt.
Nếu chất lượng in vẫn bị ảnh hưởng, hãy kiểm tra kĩ càng trục con lăn. Đưa máy đến khu vực sáng sủa hoặc sử dụng đèn pin, mở đầu đọc, xem xét bộ phận cảm biến. Nếu nhìn thấy các đốm trắng, đó là lúc bạn phải thay đầu in mới.
Đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn giải pháp miễn phí.
Mọi chi tiết khách hàng liên hệ theo địa chỉ:
Office: Số 31, Đường Tô Vĩnh Diện, Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Tel: 0274 3872406 – 0274 3872 113, Fax: 0274 3872405
Mr.Vinh: 0943805121 – Email: [email protected]
Ms.Bạch: 0912665120 – Email: [email protected]