Mua máy in mã vạch và việc in mã vạch lên sản phẩm để kiểm tra nguồn gốc và quản lí thông tin ngày càng phổ biến. Dù vậy không phải khách hàng nào cũng biết cách lựa chọn cho mình một máy in mã vạch phù hợp. Công ty Vinh An Cư với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối máy in mã vạch sẽ giúp quí khách hàng hiểu thêm về sản phẩm.
Tóm tắt nội dung
1. Công dụng
Bạn cần in bao nhiêu nhãn mỗi ngày? Máy in mã vạch để bàn sẽ đáp ứng tốt nhu cầu từ 100-500 mã vạch mỗi ngày. Nếu nhiều hơn 500, một máy in mã vạch công nghiệp bình dân là lựa chọn tốt hơn, ví dụ như Zebra Stripe. Máy lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian thay thế giấy nhiều lần, ít thay đổi thông số vì thế cho chất lượng in ổn định hơn. Nếu in hơn 1000 nhãn mỗi ngày hãy cân nhắc đầu tư máy in dòng trung cấp hoặc “hạng nặng”, lẽ dĩ nhiên máy in mã vạch càng lớn thì chi phí đầu tư càng nhiều nhưng bù lại, chi phí trên mỗi nhãn in ra sẽ giảm đáng kể, về lâu dài đó sẽ là một đầu tư thông minh.
2. Sự tương thích với hệ thống
Hệ thống cũ/máy mới:
Cho dù nhu cầu của bạn là mua máy in mã vạch bổ sung hay thay thế thì sự tương thích hệ thống là điều không thể bỏ qua. Mỗi dòng máy sẽ chỉ hoạt động tốt trên hệ thống dành cho nó. Ví dụ bạn đang sử dụng máy Zebra và hệ thống (phần mềm, phần cứng, nhân sự) đã quen với điều đó thì máy in mã vạch mới cũng nên là Zebra. Tương tự là khi máy sẵn có của bạn là Datamax, Intermec, Sato hay TSC. Trên thị trường hiện tại vẫn có vài dòng máy có thể chạy trên hệ thống khác nhưng đó là trường hợp khá hiếm.
Hệ thống mới/máy mới
Máy in mã vạch cần phần mềm thiết kế mã vạch để hoạt động. Khi bạn mua những dòng máy phổ biến trên thị trường như Zebra, Printronix, Datamax, Sato, Intermec hay TSC, phần mềm sẽ được cung cấp trong bộ cài đặt. Hai phần mềm khá phổ biến, dễ sử dụng là WinLabel và Bartender, dù vậy cả hai chỉ mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh nghiệp nhỏ. Một số phần mềm như Label Matrix, Label View, Bar One sẽ đáp ứng được nhu cầu in ấn phức tạp hơn. Mặt khác, hầu hết các phần mềm sẵn có đều hoạt động tốt trên hệ điều hành Windows.
3. Môi trường xung quanh
Nếu sử dụng trong văn phòng, cửa hàng bán lẻ hay những ngành công nghiệp sản xuất nhỏ gọn, máy in mã vạch vỏ plastic là lựa chọn phù hợp. Nếu sử dụng trong nhà máy sản xuất qui mô lớn, máy in vỏ kim loại là lựa chọn gần như bắt buộc.
4. In trực tiếp và in chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt (thermal transfer)
Sức nóng từ đầu in tỏ ra làm tan chảy mực in và chuyển nó sang nhãn. Hình ảnh hiện thị sắc nét và bền bỉ theo thời gian, cả trên bề mặt giấy lẫn bề mặt là chất liệu tổng hợp.
In trực tiếp (direct thermal)
Sức nóng từ đầu in tác động trực tiếp lên nhãn và tạo ra hình in. Chính vì vậy hình in có tính chất tạm thời và không sắc nét so với in bằng phương pháp chuyển nhiệt. Bên cạnh đó, hình in trực tiếp không thể tồn tại lâu trước tác động bên ngoài như ánh nắng, ánh sáng đèn, cào xước, va chạm,…
5. Kích thước nhãn
Hầu hết máy in mã vạch đều có in khổ rộng tối đa lên đến 4,09”. Nếu cần in khổ rộng hơn bạn phải mua máy in mã vạch đáp ứng được điều đó. Hầu hết thông số in tối đa đều được hiển thị trên thông số kĩ thuật của sản phẩm. Nếu cần tư vấn thêm, hãy điện thoại cho anh Vinh, công ty Vinh An Cư, số điện thoại 0913 988 780.
6. Kết nối
Kết nối tốt sẽ giúp máy in mã vạch xử lí lệnh in nhanh hơn. Hầu hết các cổng kết nối sẵn có (phổ biến nhất là USB 2.0) của máy in đều đáp ứng tốt. Nếu muốn đặt lệnh in từ bất kì máy tính nào trong hệ thống mạng nội bộ, kết nối Ethernet là điều bắt buộc.
7. Độ phân giải khi mua máy in mã vạch
Độ phân giải quyết định chất lượng hình in. Hầu hết máy in mã vạch trên thị trường có độ phân giải 203 dpi (điểm ảnh trong một inch). Đó là thông số phù hợp với hầu hết máy quét trên thị trường. Để đáp ứng nhu cầu cao hơn về hình ảnh trên nhãn, một số máy in mã vạch có độ phân giải 300 dpi, 600 dpi thậm chí 1200 dpi.
8. Bộ nhớ
Cũng như máy vi tính, bộ nhớ trong của máy in mã vạch sẽ quyết định đến tốc độ xử lí lệnh in.
RAM: có thể được so sánh với trí thông minh của máy in mã vạch, giúp nhận lệnh in từ máy tính và xử lí thành lệnh in nhanh chóng.
Flash Memory: Bộ nhớ trong của máy in, giúp lưu giữ những cài đặt thường dùng bao gồm kích cỡ nhãn, font chữ, độ đậm, nhiệt độ đầu in,…
9. Nhu cầu in phức tạp hay đơn giản
Gần giống với yếu tố thứ nhất nhưng số lượng kiểu nhãn mã vạch đa dạng, phong phú hơn. Những dòng máy “Batch Printing” sẽ giúp bạn ít phiền toái khi thay đổi nhãn in, “On-Demand” đáp ứng hầu hết nhu cầu in đơn giản, ít thay đổi. Hầu hết máy in trên thị trường là “On-Demand”
10. Tuỳ chọn dùng cùng khi mua máy in mã vạch
Cutter: dao cắt tự động giúp nhãn in ra được cắt gọn gàng
Label Peel/Peel off: lựa chọn lột nhãn sẽ giúp máy in tự động dán nhãn lên sản phẩm ngay khi in ra. Đây là một thao tác tự động tuyệt vời nhưng cũng sẽ mang lại rắc rối nếu như xảy ra một lỗi nhỏ trong quá trình thiết lập.
Rewind: trục giấy phụ, được gắn bên trong hoặc bên ngoài, hỗ trợ việc cuộn cuộn nhãn in mã vạch
MISC: Lựa chọn thêm về kết nối như cổng RJ45 kết nối mạng nội bộ, Wireless LAN kết nối không dây,…
*** Nếu còn chưa rõ bất kì thông tin nào, đừng ngần ngại hãy điện thoại cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhiệt tình.
Mọi chi tiết khách hàng liên hệ theo địa chỉ:
Office: 31 Tô Vĩnh Diện, Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Tel:0274 3872406 – 0274 3872 113, Fax: 0274 3872405
Mr Vinh: 0943805121 – 0914175928.